Tại sao các biện pháp ĐIỀU TRỊ NÁM DA không hiệu quả như mong đợi của chị em?
Nám da (tàn nhang) ảnh hưởng lớn đến phụ nữ về mặt thẩm mỹ. Chị em luôn lo lắng các vết nám sẽ khiến ngoại hình kém thu hút. Mặc dù đã thử nhiều biện pháp trị nám da nhưng vẫn không có hiệu quả. Rất có thể, đa số chị em đã mắc phải những sai lầm dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu đó là gì?
4 sai lầm khiến chị em điều trị nám không hiệu quả
- Không hiểu rõ nguyên nhân sâu xa gây nám da
Nám da (hay tàn hương, tàn nhang) là những đốm nâu, đen, đỏ trên bề mặt da, xảy ra do quá trình lão hóa da. Nhiều tài liệu cho rằng, nám da hình thành do sự gia tăng hắc tố melanin nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Melanin là sắc tố tự nhiên quyết định màu sắc của làn da và như một bức “tường thành” để ngăn chặn, bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời. Thực tế khi chúng ta tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, tế bào Melanocyte sẽ tăng tiết melanin và sự tăng tiết này là hết sức cần thiết và hợp lý. Nếu không có melanin, làn da của chúng ta sẽ mất đi lớp “tường” bảo vệ và dẫn tới ung thư da cùng hàng loạt bệnh khác.
Khi tuổi tác nhiều lên, hoặc phụ nữ sau sinh con, thay đổi nội tiết tố, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… sẽ khiến làn da trở nên khô, đứt gãy các mô liên kết dưới da như glycosaminoglycans, protein cấu trúc, collagen, elastin,…. Khi đó, chức năng bảo vệ, nâng đỡ làn da của mô liên kết không còn, làn da mất đi độ đàn hồi, căng mịn và trở nên gồ ghề. Lúc này, các sắc tố melanin bị xô lệch, sắp xếp, phân bố không đều và có xu hướng tập trung ở một số vị trí như gò má, vai, tay, chân,… tạo thành vùng da thâm sạm, tối màu. Người ta gọi đó là NÁM DA.
Có 5 nguyên nhân chính gây nám da mà chị em cần ghi nhớ:
– Sự lão hóa của làn da:
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể cũng là cơ quan đào thải tế bào chết nhiều nhất cơ thể. Mỗi ngày cơ thể thải ra 5 tỉ tế bào da chết. Do sự lão hóa của làn da, sự tái tạo mô liên kết diễn ra chậm, một số tế bào da chết không được đào thải do chưa hình thành được lớp tế bào da mới để thay thế cũng sẽ dẫn đến tình trạng nám, sạm da.
– Mô liên kết bị đứt gãy:
Mô liên kết là tập hợp những tế bào ở trung bì (bao gồm glycosaminoglycans, protein cấu trúc, collagen, elastin,…) có chức năng bảo vệ, nâng đỡ làm sườn cấu tạo cho cơ thể, các cơ quan và giúp nâng đỡ làn da. Khi các tế bào mô liên kết của làn da bị yếu đi, mô liên kết bị đứt gãy làm cho chức năng bảo vệ, nâng đỡ làn da bị suy yếu, làn da không còn được căng mịn và dẫn tới sự phân bố không đều của hắc tố melanin. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới nám, sạm da.
– Da thiếu nước:
Da khô, thiếu nước là một trong những biểu hiện của làn da lão hóa. Muốn làn da luôn duy trì được độ ẩm, ngoài việc cung cấp đủ nước thì làn da cần có các “bể chứa” nước, đó chính là mô liên kết. Khi tuổi tác nhiều lên, làn da bị lão hóa và các mô liên kết bị đứt gãy, không còn giữ được nước cho làn da, dẫn tới da thiếu nước nên không đủ hòa tan melanin và từ đó hình thành nên các vết nám, sạm da.
– Sự phá hủy của các gốc tự do
Gốc tự do là nguồn gốc của sự lão hóa và các bệnh tật. Gốc tự do có thể được sinh ra trong cơ thể bởi các quá trình chuyển hóa tự nhiên hoặc từ môi trường. Gốc tự do làm hỏng các mô liên kết, từ đó làm ảnh hưởng đến cấu trúc của làn da, gây ra sự tăng sinh bất thường của melanin và gây ra nám, sạm da.
– Viêm da, mụn trứng cá:
Các bệnh lý về da như viêm da, mụn trứng cá,… làm hỏng tính nguyên vẹn của các mô liên kết từ đó dẫn đến nám, sạm da.
– Ngoài các nguyên nhân trên, nám, sạm da còn có thể do rất nhiều các nguyên nhân khác như rối loạn nội tiết, stress, lạm dụng mỹ phẩm,… ảnh hưởng đến sức đề kháng của làn da và gây ra nám, sạm da.
- Thiếu kiên trì, nóng vội trong điều trị nám
Nám da cần phải điều trị lâu dài, tốn nhiều thời gian. Nám da có thể xảy ra ở tất cả các lớp cấu tạo da như thượng bì, trung bì và hạ bì. Làn da là cơ quan vô cùng kỳ diệu mà tạo hóa ban cho con người. Chu trình của làn da luôn có sự thay thế các tế bào cũ chết đi bằng lớp tế bào mới. Ở người trẻ, quá trình này diễn ra nhanh hơn. Nhưng khi chúng ta nhiều tuổi thì quá trình này sẽ chậm lại. Chính vì thế, quá trình tái tạo làn da mới sẽ chậm hơn ở người lớn tuổi. Hơn thế nữa, do tuổi tác, sự hòa tan melanin để làm hết những vết nám sạm cũng cần nhiều thời gian hơn, do đó, không thể nóng vội trong quá trình làm mờ và hết hẳn vết nám da.
Để làm mờ, thậm chí đánh bật các vết nám, cần phải có biện pháp tốt và điều trị theo liệu trình lâu dài. Nhiều người khi mới điều trị nám da được một thời gian ngắn đã dừng lại, không tiếp tục áp dụng đủ các liệu trình điều trị dẫn đến các vết nám không cải thiện được nhiều. Đó là chưa kể đến mức độ nặng – nhẹ khác nhau của mỗi trường hợp bị nám da. Bị nám da trên diện rộng thì càng cần nhiều thời gian để điều trị.
- Chăm sóc da không đúng cách
Nhiều chị em chỉ “xoáy vào” vào chữa nám da nhưng không chú tâm vào chăm sóc, bảo vệ da, dẫn đến làn da không ngừng bị hư tổn, việc điều trị không đạt hiệu quả như ý. Do vậy, khi điều trị nám da, chị em vẫn cần thực hiện các bước chăm sóc da đầy đủ. Đó là việc làm sạch da với sản phẩm sửa rữa mặt chất lượng tốt; tẩy tế bào chết 2 lần/tuần, bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên, uống nhiều nước… Một số người lại mắc sai lầm như rửa mặt quá kỹ làm da bị khô, hoặc không tẩy trang sau khi trang điểm, khiến làn da bị bít tắc lỗ chân lông, gây nên nám da, sạm da, mụn trứng cá…
Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời cũng gây tăng hắc sắc tố da, làm da sạm nám. Bởi vậy, khi ra đường, đặc biệt là trong thời gian điều trị nám da, chị em cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt bằng cách bôi kem và mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang…
- Lựa chọn sai cách điều trị nám da
Trên thị trường hiện nay có nhiều biện pháp điều trị nám da được chia thành các nhóm:
Nhóm 1: Các loại kem ức chế sự sản xuất melanin. Tuy nhiên, các loại mỹ phẩm, kem bôi này thường chứa thủy ngân có nguy cơ gây hại cho da.
Nhóm 2: Dùng Hydroquinone ức chế sản sinh melanin.
Nhóm 3: Chiếu tia laser, tiêu hủy tế bào sản sinh melanin.
Tác dụng trước mắt của nhóm biện pháp trên là vùng da đó sẽ trắng ra vì không có hắc tố melanin. Tuy nhiên, việc triệt tiêu hoàn toàn melanin có nguy cơ gây hại bởi cơ thể chúng ta có lý do để sản sinh ra melanin. Nếu can thiệp thô bạo vào melanin sẽ có nguy cơ gây hại cho làn da, khiến cho da mất đi thành phần bảo vệ, không ngăn cản được tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời nên dễ bị ung thư da.
Nhóm 4: Nhóm sản phẩm chống oxy hóa, truyền vitamin C, ăn nhiều hoa quả… để hạn chế nám da
Nhóm 5: Tăng cường độ ẩm cho da như các thành phần về lô hội,…
Tuy nhiên, những biện pháp này thường cho hiệu quả tùy thuộc từng tình trạng riêng.
Chị em cần làm gì để việc điều trị nám đạt kết quả như mong muốn?
Do việc hiểu nguyên nhân chưa đúng, “quy kết” melanin là “tội đồ” gây nám, nên các phương pháp điều trị nám da hiện nay hầu hết là ức chế hoặc can thiệp thô bạo vào quá trình sản sinh melanin của cơ thể, hoặc phá hủy melanin. Điều này khiến cho làn da mất đi “bức tường” bảo vệ trước tia tử ngoại, và lâu dài sẽ dẫn tới ung thư da.
Do đó, việc điều trị nám da hiện nay cần đạt được mục tiêu: Giữ gìn “bức tường” melanin để bảo vệ làn da, giúp da phân bố đồng đều melanin, chống lại các gốc tự do, giữ ẩm, tăng cường sự bền vững của các mô liên kết dưới da.
Với phương pháp trị Nám-tàn nhang mới nhất tại Thẩm mỹ viện Nami Thanh Hóa sẽ giúp bạn yên tâm về tình trạng Nám da của mình.
Đây là liệu pháp công nghệ cao đã được F.D.A Hoa Kỳ chứng nhận đạt hiệu quả cao và an toàn trong việc điều trị nám tích cực.chỉ sau 1 liệu trình có thể đạt đến từ 85% đến 98% hiệu quả về nám.